top of page
Writer's picturentphuc

Nghệ nhân Trần Hùng Bảo thổi hồn vào từng cánh hoa trên vải áo

Họa sỹ Trần Hùng Bảo (sinh năm 1960, quê Bạc Liêu) có tuổi thơ êm đềm như bao bạn cùng trang lứa. Năm 12 tuổi, họa sỹ bị tai nạn nghiêm trọng. Họa sỹ chia sẻ, tỉnh dậy trong bệnh viện, ông bàng hoàng khi thấy mình mất đi đôi bàn tay. Hơn hai tháng sau, chân phải cũng không giữ lại được do bị hoại tử.


Hồi tưởng lại quãng thời gian đó, ông Bảo nói rằng, đó là “thời kỳ đen tối nhất” trong cuộc đời, ông thấy mình vô dụng, bất lực, thấy tương lai mờ mịt. Bốn năm dài vô tận tập vật lý trị liệu cùng tay và chân giả là những ngày cùng cực của đau đớn thể xác và tinh thần. Rồi đến ngày chân giả đã bước đi tập tễnh trong nhà, và ông đã cố gắng tập viết với đôi tay giả bằng kim loại. Tuy nhiên, chiếc bút gắn vào hai ngón tay giả cứ chực rớt ra, những nét chữ nguệch ngoạc, xen kẽ cùng những giọt mồ hôi ướt nhòe trang giấy.


Nhiều lần ông đã muốn buông xuôi, phó mặc số phận khi bị những cơn đau hành hạ, không thể điều khiển cánh tay giả như ý mình, thế nhưng, khi bình tĩnh lại, ông Bảo đã quyết tâm làm lại cuộc đời, quay trở lại trường để hoàn thành chương trình phổ thông sau hơn 4 năm gián đoạn. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, ông lại nhận cái lắc đầu khi nộp hồ sơ Đại học. Cánh cửa Đại học đã khép lại nhưng cánh cửa số phận mở ra một chân trời mới, mang lại cuộc sống ổn định cho ông.


Biến cố năm đó đã giúp ông quyết định đi tìm thầy học vẽ, theo đuổi đam mê và năng khiếu hội hoạ của mình. Ông tìm đến nhà thầy Phận ở đường Tự Đức (nay là đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều) để học vẽ truyền thần. Thầy chính là chiếc phao cứu sinh cho ông, kiên nhẫn sửa từng nét nhỏ, đồng thời động viên, khuyến khích ông... Nhờ đó, ông vẽ chính xác hơn, đường nét gãy gọn và các bức tranh có hồn hơn. Đó là công việc đầu đời của họa sỹ Trần Hùng Bảo.


Đến khoảng thập niên 90 của thế kỷ XX, khách đặt hàng vẽ truyền thần ngày càng thưa thớt, thay vào đó là phong trào vẽ trên áo phát triển. Sau những đêm trăn trở, ông quyết định đổi hướng cho phù hợp với thị trường. Ban đầu, ông vẽ thử nghiệm và nhờ mọi người xung quanh cho ý kiến để hoàn thiện. Dần dần, người quen và các thợ may gần nhà mang đồ đến đặt ông vẽ. Đơn hàng cứ thế nhiều dần lên, nghiệp vẽ trên trang phục vì thế cũng theo ông đến bây giờ.


Mấy chục năm qua, người dân qua lại con hẻm Đề Thám, quận Ninh Kiều, luôn nhìn thấy hình ảnh một họa sỹ khuyết tật cần mẫn ngồi vẽ từng nét cọ trên vải áo. Người họa sỹ ấy gắn thanh sắt thay thế 2 ngón tay như gọng kìm điều khiển cây cọ trên cánh tay giả, dùng chân còn lại giữ chặt tấm vải.


Tháng 3/2023





5 views0 comments

Recent Posts

See All

コメント


bottom of page